10 quy tắc vàng cho thiết kế đơn giản và sạch sẽ
Thiết kế thật sự đơn giản hơn bạn nghĩ rất nhiều. Một sản phẩm ví dụ như iPhone có thiết kế rất rõ ràng và không hề phô trương dưới mắt thường, nhưng nhiều điều đang diễn ra bên dưới lớp vỏ ấy mà mọi người không hề biết. Và họ cũng không cần biết. Điều duy nhất họ cần biết là nó sẽ làm những việc mà một chiếc điện thoại cần làm khi họ cần nó.
Đó là nguyên tắc cơ bản trong lối thiết kế tối giản của Apple. Vấn đề không phải là “gỡ bỏ” cái gì mà là làm cho nó dễ sử dụng và tiếp cận, càng ít phiền nhiễu càng tốt.
Sau đây là những điều tôi gọi là “10 nguyên tắc vàng cho thiết kế đơn giản và sạch sẽ”. Chúng dựa trên “10 nguyên tắc cho một thiết kế tốt” do bậc thầy thiết kế sản phẩm Dieter Rams đề ra, tôi đã chỉnh sửa các nguyên tắc một chút để phù hợp với mục tiêu chung của sự đơn giản trong thiết kế.
Ít hơn, nhưng tốt hơn
Dieter Rams là người đầu tiên phát biểu câu này và và nó cũng có lý do để ở đầu danh sách. Thiết kế đơn giản không chỉ là loại bỏ mọi thứ một cách vô tội vạ, mà nó phải nâng cao hiệu quả tổng thể của thiết kế. Mục tiêu của Rams là loại bỏ những thứ “không cần thiết” của một thiết kế, trả lại nó cho một trạng thái thuần khiết, tối giản. Tuy nhiên, dường như có những nhà thiết kế nghĩ rằng cần phải gỡ bỏ mọi thứ mà không kể đến điều đó có thiết thực cho thiết kế hay không.
Đối với những nhà thiết kế này, mục tiêu của họ thiếu hoàn chỉnh và hoàn toàn trắng xóa. Công việc thiết kế không phải là loại bỏ những điểm thiết yếu nhưng lại làm cho thiết kế thiếu tinh tế và uyển chuyển mà là giải quyết vấn đề đó.
Hãy trung lập
Điều này không có nghĩa là thiết kế của bạn phải hoàn toàn không có cá tính nhưng nếu mục tiêu của bạn là khả năng tiếp cận thì thiết kế đó nên dễ dàng truyền tải nội dung đến người xem. Đừng quên mục tiêu số một của thiết kế web hay hình ảnh là thể hiện nội dung, cung cấp người dùng những thông tin họ tìm kiếm, theo cách ít làm người ta đau đầu nhất có thể.
Hãy trung thực
Thiết kế của bạn cần thể hiện nội dung một cách rõ ràng, trung thực. Nếu người xem hiểu sai về nội dung bạn đang cố gắng thể hiện thì thiết kế đó chưa đủ trung thực.
Thủ thuật là không cần thiết- mọi thứ về thiết kế của trang web, tờ rơi, brochure, poster, từ đồ họa đến màu sắc nên có tính gợi ý về sản phẩm đang được bán hay thông tin đang được truyền tải.
Không bị ảnh hưởng bởi thời gian
Dĩ nhiên, bây giờ đó không phải là điều để chúng ta bàn luận cái gì sẽ trường tồn và cái gì chìm vào dĩ vãng tối tăm. Nhưng có một số quy tắc bạn có thể làm để đảm bảo thiết kế của bạn tránh xa những mốt nhất thời và trào lưu có thể hủy hoại tuổi thọ của chúng. Trước hết, nếu điều gì đó có vẻ giống như một xu hướng, đấy chính nó. Điều sẽ giúp bạn nhất nhiều nhất là đọc. Tôi không nói đến các blog thiết kế và các trang web, dù đó là những nguồn tuyệt vời để giữ nhịp với các đồng nghiệp. Nhưng có những nguyên tắc thiết kế cơ bản và quan trọng đến nỗi được in thành sách và được mượn đi mượn lại nhiều lần ở thư viện. Càng bám chặt vào những nguyên tắc này, thiết kế của bạn sẽ càng kinh điển.
Đừng nghĩ rằng cái gì cổ điển thì sẽ thành nhàm chán. Đúng là các phương pháp tiếp cận nhất định sẽ cho kết quả tốt hơn khi tạo ra các thiết kế giao tiếp với các khán giả hiện tại và tương lai, nhưng bạn nên nhớ rằng các tác phẩm kinh điển đang được tạo ra hằng ngày bởi những nhà sáng tạo chuyên nghiệp. Nó có thể là nhất thời vào hôm nay, nhưng nếu là một hay hai thập kỉ nữa, có thể nó là một trong những kiệt tác trong kho tàng thiết kế toàn cầu.
“Thiết kế” ít lại
Nếu đế cập từ “thiết kế” trong một bối cảnh không phù hợp. Một số người sẽ có hình dung về một thứ gì đó cầu kỳ và quá mức. Đó không phải điều bạn muốn. Công việc của một người làm thiết kế là làm rõ nội dung. Vâng, thiết kế có thể tràn đầy cái đẹp và nghệ thuật ấm áp lòng người. Tuy nhiên, nội dung luôn được ưu tiên.
Một cách hữu dụng để nghĩ về thiết kế là “lắp ráp” và “trang trí”. Sushi, với những thành phần rõ ràng và tách bạch- mỗi thứ lại quan trọng theo một cách riêng- là một ví dụ hoàn hảo cho kiểu thiết kế lắp ráp. Cá, cơm, wasabi, mayonaise Nhật (nếu bạn thích), rong biển là những nội dung trong một thiết kế, chúng cần được sắp xếp để tạo thành một món hoàn chỉnh, gọn gẽ, ngon tuyệt cú mèo.
Có hàng ngàn cách để một đầu bếp sushi có thể lắp ráp và sắp xếp những thành phần này, và cách thức sáng tạo tương tự có thể giúp bạn rất nhiều khi tạo ra một thiết kế rõ ràng.
Trang trí, ở mặt khác, là cốm phủ của một chiếc nướng. Hay, tiếp tục với chủ đề về sushi (tại tôi thích sushi) là chén tương đậu nành nhỏ xinh hay là phần lá để gom phần wasabi thừa. Có thì tốt, nhưng liệu có cần thiết? Ngoại trừ bạn là nhân vật siêu cuồng wasabi, còn tôi nghĩ là không.
Hãy tận tâm
Không phải vì thiết kế của bạn đơn giản mà bạn có thể cẩu thả với chi tiết. Hãy nhớ rằng, tôi có thể hơi tàn nhẫn một chút, nhưng trong một thiết kế tối giản, người xem sẽ tìm thấy và nhấn mạnh mọi sai sót trong thiết kế của bạn ở kết quả cuối cùng. Khi thiết kế của bạn hầu hết là các mảng trắng thì rất khó để giấu đi những kết hợp tệ và phông chữ xấu.
Hãy thận trọng
Tôi không có ý bảo thiết kế của bạn phải trông như một bà thủ thư lôi thôi và cũ rích (xin gửi lời xin lỗi đến các bà thủ thư lôi thôi và cũ rích đằng đó), nhưng cần phải thận trọng về sử dụng nguồn lực. Thiết kế “xanh” là mốt thịnh hành những ngày gần đây, nhưng thận trọng với nguồn lực của mình còn sâu sắc hơn. Đó là nguồn lực cá nhân của bạn- thời gian, nỗ lực và cả bộ nhớ ổ cứng nữa.
Một điều tôi cần lưu ở đây rằng khi bạn nỗ lực tạo ra một thiết kế đơn giản, tối giản, hầu hết nguồn lực của bạn tập trung ở giai đoạn đầu. Nó giống như nướng bánh vậy,vì những phép loại suy của tôi thường liên quan đến nướng bánh. Khi bạn bày ra các loại nguyên liệu ra quầy bếp, lúc đầu có thể lộn xộn và khó hiểu.
Sau đó, khi bạn từ từ bắt đầu kết hợp mọi thứ theo đúng thứ tự, bột nhào ở trong một bát và bạn có thể chuyển qua chảo bánh và bạn biết mọi công sức mình bỏ ra từ giai đoạn chuẩn bị là đáng giá. Bạn có thể không nhìn thấy kết quả của công việc bạn làm từ đầu nhưng bạn biết nó ở đó.
Thiết kế cũng vậy. Khi bạn lên kế hoạch chuẩn bị, bản vẽ, nghiên cứu, bạn giống như thợ làm bánh, tạo ra một thiết kế rõ ràng, đơn giản, độc đáo nhưng không thể hiện nhiều về công việc bạn đã bỏ vào đó.
Đầu tư thời gian của bạn
Để dành toàn bộ tập trung của mình vào chi tiết của thiết kế, bạn cần dành đủ thời gian cho nó. Điều này có vẻ là thường thức chung, nhưng tôi luôn ngạc nhiên với nhiều ý kiến của những nhà thiết kế rằng những thiết kế đơn giản thì bằng cách nào đó dễ hơn hay ít tốn thời gian hơn.
Thiết kế tối giản như một ảo giác vậy. Kết quả cuối cùng có thể trông đơn giản và rõ ràng nhưng đó chính là vấn đề. Giống như ballet, mục tiêu là khiến người xem có cảm giác điều đó thật dễ dàng và không tốn nhiều công sức. Nếu bạn làm được điều đó,ý đồ của bạn đã thành công. Nhưng đừng nghĩ rằng chẳng tốn mấy công sức để có được những kết quả đó. Không có tốn gì ngoài tốn thời gian.
Hãy thấu hiểu
Một thiết kế tốt không cần phải giải thích. Nếu bạn biết điều này, thậm chí chưa bao giờ có ý thức về nó trước đó. Hãy nghĩ đến những thứ bạn dùng hàng ngày. Kì lạ là bạn không cần phải đọc hướng dẫn để sử dụng chúng. Thiết kế của bạn cũng có thể dễ hiểu như vậy. Lưu ý rằng tôi không nói nó sẽ dễ như vậy mà chỉ là có thể thôi.
Bạn cần phải làm việc để nó có thể đạt trạng thái đơn giản đến như vậy, một phương pháp để tiếp cận là ghi lại điều gì thu hút bạn về thiết kế đơn giản yêu thích của mình? Dễ sử dụng? Khả năng tiếp cận? Không lộn xộn? Rất có thể sự dễ hiểu có liên quan đến những điều làm những thiết kế đó hoạt động.
Hãy làm thật đẹp
Dieter Rams nói rằng một thiết kế tốt không những hữu dụng mà còn phải đẹp. Tại sao? Bởi vì “chất lượng thẩm mỹ của một sản phẩm là một phần không thể tách rời khỏi sự tiện dụng vì người ta sử dụng chúng hàng ngày và chúng có tác động lên người dùng và hạnh phúc của họ”. Điều này có nghĩa rằng khi bạn nhìn thứ gì càng nhiều thì thứ đó càng có tác động lên giác quan của bạn.
Nếu bạn thấy một thiết kế hãi hùng ngày lại ngày, bạn sẽ dần tiếp thu sự xấu xa đó và nó dần có ảnh hưởng cách bạn tương tác với thế giới. Bạn có thể khó chịu hơn với người pha chế tại cửa hàng cà phê vào buổi sáng, hay bạn sẽ nhăn mày hơn một chút và nắm chặt tay lái hơn khi kẹt xe.
Nếu bạn là một nhà thiết kế, sự xấu xí đó có thể ảnh hưởng tới bạn tệ hơn nữa (ít nhất là với các nhà thiết kế). Nếu tất cả mọi thứ bạn nhìn là những thiết kế tồi, thì khiếu thẩm mỹ của bạn- hay Rams gọi là óc thẩm mỹ của bạn sẽ phản ánh điều đó, và khiến nhận thức của bạn về một thiết kế tốt trở nên lệch lạc. Sau một đợt công kích dữ dội của những thiết kế dở tệ, đầu ra của bạn sẽ gặp vấn đề và bạn sẽ thấy mình đang góp phần vào đống thiết kế dở tệ đó hơn là chống lại chúng.
Đừng làm điều này với các đồng nghiệp của mình. Hãy quan tâm đến óc thẩm mỹ của bản thân và gợi cảm hứng cho người khác tạo ra những thiết kế tốt nhất.
Cuối cùng
Đơn giản là một phong cách sống. Bạn sẽ phải suy nghĩ rất nhiều về việc sẽ bỏ gì ra khỏi một thiết kế và làm điều đó như thế nào. Đó không phải là điều dễ dàng, nhưng bạn càng cố gắng bạn sẽ tìm ra cái gì có thể dùng được cái gì không.
Tác giả: Addison Duvall
Dịch bởi: Bluetal Agency